Tại New Zealand, đào tạo nghề hay đào tạo học thuật đều có giá trị như nhau. Sẽ không còn khoảng cách giữa các loại bằng cấp, không có sự phân biệt đối xử giữa những sinh viên học nghề và sinh viên nghiên cứu. Nền giáo dục New Zealand tạo điều kiện cho mỗi cá nhân được tự do theo đuổi chương trình đào tạo phù hợp với năng lực và hoàn cảnh của mình mà vẫn yên tâm có được cơ hội nghề nghiệp bình đẳng sau khi tốt nghiệp


Chất lượng giáo dục đẳng cấp toàn cầu, vị thế dẫn đầu và luôn được cải thiện trên bản đồ giáo dục quốc tế cùng những nét độc đáo, ưu việt của môi trường và hệ thống giáo dục của New Zealand đã giúp quốc gia này đón nhận ngày càng nhiều sinh viên quốc tế đến du học và tìm kiếm cơ hội việc làm rộng mở. Theo một khảo sát do ngân hàng HSBC thực hiện tại 34 quốc gia, New Zealand thứ 3 về mức độ dễ dàng để người nước ngoài có thể hòa nhập vào cuộc sống và cộng đồng người bản địa. Một quốc gia đáng để học tập và sinh sống


Nguồn: Xem tại đây

 

- Sự chuẩn bị chu đáo từ trường học

Hệ thống giáo dục của New Zealand được chia thành 3 cấp độ: Giáo dục mẫu giáo; giáo dục phổ phông (Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông); Giáo dục Đại học và Sau đại học. Trong đó bậc trung học phổ thông, đại học và sau đại học là những bậc học phổ biến nhiều sinh viên Việt Nam lựa chọn du học.

Hệ thống giáo dục tại New Zealand


Nguồn: Xem tại đây

 

Giáo dục THPT gồm 13 lớp, từ lớp 1 (5 tuổi) đến lớp 13 (18 tuổi). Đa số các trường phổ thông là trường công và nhìn chung, tất cả các trường đều có cơ sở vật chất và chất lượng giảng dạy là tương đồng như nhau. Đặc biệt, tại New Zealand ngay từ bậc THPT, học sinh đã được nhà trường hỗ trợ định hướng nghề nghiệp, học sinh được tự do lựa chọn nghề nghiệp theo sở thích cũng như phù hợp với kĩ năng của từng sinh viên.

Khác với những nền giáo dục nổi tiếng trên thế giới, New Zealand có phương pháp giảng dạy được “cá nhân hóa” theo từng nhu cầu, năng lực và điều kiện của người học. Ngoài việc học tập những kỹ năng học thuật cần thiết, học sinh được khuyến khích và hỗ trợ để phát triển bản thân, khả năng suy nghĩ độc lập, sáng tạo và kỹ năng phân tích. Giáo trình được mỗi giảng viên dày dạn kinh nghiệm và chuyên môn cao biên soạn để phù hợp với tình hình thực tế của học sinh, sinh viên. Ngoài ra, người học được dạy làm thế nào để áp dụng kiến thức vào thực tiễn chứ không chỉ đơn giản là học thuộc lòng lý thuyết. Điều cốt lõi là học sinh có kỹ năng và tinh thần học tập suốt đời. Chính phương pháp giảng dạy tối ưu này đã giúp học sinh, sinh viên phát triển tối đa tiềm năng của mình, tạo bước đệm vững chắc giúp họ thành công ở thị trường lao động thế giới.

Ở bậc Đai học và Sau đại học, New Zealand có 8 trường đại học và 16 học viện kỹ nghệ (ITPs) cùng hơn 500 cơ sở giáo dục tư nhân (PTEs), việc trường nghề gấp đôi trường ĐH cho thấy xu hướng cần người làm nhiều hơn so với người dạy của quốc gia này.


Tại New Zealand, đào tạo nghề được xem trọng như đào tạo học thuật. Sẽ không còn khoảng cách giữa các loại bằng cấp, không có sự phân biệt đối xử giữa những sinh viên học nghề và sinh viên nghiên cứu. Nền giáo dục New Zealand tạo điều kiện cho mỗi cá nhân được tự do theo đuổi chương trình đào tạo phù hợp với năng lực và hoàn cảnh của mình mà vẫn yên tâm có được cơ hội nghề nghiệp bình đẳng sau khi tốt nghiệp.

Tại đây, Học viện kỹ nghệ (ITPs) và trường đại học (University) được đánh giá hoàn toàn bình đẳng về chất lượng đào tạo và bằng cấp. Điểm khác biệt duy nhất là ở định hướng của người học sau khi ra trường. Tại ITPs, hướng đi của sinh viên chủ yếu là học các kĩ năng thực tiễn trong nghề để ứng dụng vào công việc thực tế. Ví dụ học làm phim, chế tạo máy, dạy trẻ mầm non, xây nhà, làm cầu đường… Ngược lại, tại các trường đại học, hướng đi chủ yếu của nhiều sinh viên thiên về học kiến thức nền tảng, sau đó đến nghiên cứu cơ bản và thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học thật sự, chú trọng vào các nhóm kiến thức mang tính hàn lâm như Toán, Vật Lý, Nhân học, Văn hóa học, Nghệ thuật học…

Không như hệ thống trường nghề ở nhiều quốc gia khác nơi mà học viên sau khi tốt nghiệp thường có bằng trung cấp nghề hoặc cao đẳng nghề, sinh viên tốt nghiệp từ ITPs ở New Zealand hoàn toàn có thể có được tấm bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ để sẵn sàng cho một tương lai triển vọng. Theo khung văn bằng do Cơ quan Quản lý bằng cấp New Zealand (New Zealand Qualification Authority) quy định, các bằng cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ của các trường đại học và của các ITPs là như nhau về mặt “cấp độ” (Level).

Tỉ lệ sinh viên quốc tế tại New Zealand ngày càng tăng


Nguồn: Xem tại đây

 

- Hỗ trợ từ các doanh nghiệp

Bất kỳ một nhà tuyển dụng nào cũng mong muốn tuyển chọn được những lao động không những phải có kiến thức mà còn phải có kỹ năng làm việc chuyên nghiệp. Có một điều hết sức đặc biệt ở New Zealand, các doanh nghiệp luôn chủ động trong việc bắt tay cùng nhà trường trong vấn đề đào tạo sinh viên. Nhiều lãnh đạo của các doanh nghiệp, tập đoàn uy tín còn sẵn sàng nhận lời mời tham gia giảng dạy tại các trường hay trở thành người hướng dẫn cho sinh viên.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp New Zealand cũng luôn mở rộng cửa chào đón sinh viên đến thực tập và học hỏi kinh nghiệm, trao cơ hội cho sinh viên trực tiếp tham gia vào các dự án nghiên cứu, sản xuất của doanh nghiệp. Chẳng hạn như những sinh viên xuất sắc ngành làm phim còn được tham gia vào một số khâu sản xuất những bộ phim “bom tấn” Hollywood tại xưởng phim nổi tiếng Weta Workshop.

Nhiều doanh nghiệp còn “trải thảm” để sinh viên các trường tìm việc được làm ngay khi ra trường. Một trong những dẫn chứng điển hình chính là sự ưu ái từ hãng hàng không Air New Zealand dành cho sinh viên của đối tác mình là ĐH Massey. Những sinh viên tốt nghiệp ngành hàng không tại trường ĐH này luôn được hãng đưa vào danh sách tuyển dụng ưu tiên.


Mức lương của sinh viên theo bằng cấp sau khi tốt nghiệp từ 1,2,5 năm tại NZ. Nguồn: Xem tại đây


Chính vì lẽ đó, theo thống kê của Trading Economic, New Zealand là một trong top 10 nước có tỉ lệ thất nghiệp thấp nhất trên thế giới và ngày càng giảm dần, tình trạng thất nghiệp tại New Zealand giảm 4.8% trong khi số người làm việc tăng 29.000 người trong 3 tháng đầu năm 2017.

 


Tỉ lệ thất nghiệp ở New Zealand đang ngày càng giảm dần. Nguồn: Xem tại đây

 

- Chính sách cởi mở của chính phủ

Có một thực trạng chung diễn ra ở hầu hết các quốc gia về tình trạng thất nghiệp đó là sinh viên tốt nghiệp thì thất nghiệp trong khi có quá nhiều ngành nghề lại rơi vào tình trạng thiếu hụt. Điều làm cho nền giáo dục New Zealand luôn nằm ở trạng thái cân bằng và giảm tỉ lệ thất nghiệp là chính phủ luôn chú trọng đầu tư vào giáo dục, đặc biệt những ngành thiếu nhân lực và chiêu mộ nhân tài trên khắp đất nước và quốc tế.


Điều minh chứng cho những chính sách của chính phủ là du học sinh New Zealand có cơ hội đi làm thêm 20 giờ/tuần trong khi đi học và làm toàn thời gian vào các kì nghỉ hè, lễ tết. Riêng sinh viên bậc Thạc sĩ và Tiến sĩ được làm việc không giới hạn thời gian. Đây là một cơ hội cho sinh viên có thêm thu nhập và trải nghiệm thực tế ngoài giờ lên lớp để hòa nhập với môi trường làm việc trong tương lai.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể ở lại trong vòng 1 năm để tìm việc làm, khi đã có việc làm, sinh viên có thể xin Sở di trú cấp Visa làm việc đến tối đa 3 năm. Do đó, nhiều du học sinh Việt Nam đã tiếp tục gặt hái thành công sau khi tốt nghiệp tại New Zealand.

Bên cạnh đó, chính phủ còn có những chính sách xét duyệt visa luôn được thay đổi tích cực để tạo điều kiện thuận lợi cho du học sinh thực hiện ước mơ của mình, quy trình tối ưu thời gian duyệt visa. Chỉ cần trung bình 2 tuần đã được thông báo kết quả.

 

Thời gian xét duyệt Visa ở New Zealand


Nguồn: Xem tại đây

 

Và cuối cùng, điều khiến xứ Kiwi trở thành “vùng đất hứa” với du học sinh chính là môi trường văn hóa đa dạng, luôn nhiệt tình đón chào sự đa dạng mà sinh viên quốc tế mang đến cho trường học và cộng đồng bản xứ. Giúp sinh viên dễ dàng hòa nhập ngay cả trong học tập lẫn công việc sau này.

 


Du Học New World Education đại diện tuyển sinh nhiều trường THPT, Cao đẳng, Đại học New Zealand tại Việt Nam. Sinh viên quan tâm đến Chương trình học, học bổng và các chương trình ưu đãi từ các trường tại New Zealand, xin vui lòng đăng ký theo các cách sau, đề được hỗ trợ. Chúng tôi sẽ liên hệ lại sau khi nhận được thông tin đăng ký từ quý khách. 


Ngoài vấn đề lựa chọn chuyên ngành, trường bạn theo học, yếu tố không thể thiếu quyết định tấm vé du học đó là khâu Visa. Chúng tôi, New World Education, với đội ngũ tư vấn và xử lý nhiều năm kinh nghiệm sẽ hỗ trợ tốt nhất để sinh viên có cơ hội sở hữu tấm vé vào New Zealand du học. Chúng tôi sẽ hỗ trợ tốt nhất công việc chúng tôi đang phụ trách.


Biên tập bởi: Bộ phận Marketing New World Education


 
Hỗ trợ cam kết từ New World Education:

  • Miễn phí tư vấn chọn trường, ngành học và hỗ trợ thủ tục hồ sơ Visa.
  • Miễn phí dịch thuật
  • Miễn phí hướng dẫn luyện trả lời phỏng vấn bằng tiếng Anh
  • Hỗ trợ hướng dẫn chuyển tiền, mở thẻ Visa
  • Hỗ Trợ Thi IELTS/ TOEIC/TOEFL
  • Kiểm tra trình độ Anh ngữ miễn phí
  • Luyện IELTS đảm bảo đầu ra tại "Ms.Yen IELTS"
  • Hướng dẫn cách viết thư xin học bổng, thư giới thiệu bản thân
  • Hỗ trợ làm thủ tục sân bay, đưa đón sân bay, tìm nhà ở và việc làm

GỬI CÂU HỎI CHO CHÚNG TÔI

uKeAmn

NGÀY GIỜ VĂN PHÒNG NƯỚC TRƯỜNG ĐĂNG KÝ
21/11/2024 14:00 Đà ... Mỹ Oregon State University
Đăng ký
19/11/2024 14:30 HCM Canada Sault College
Đăng ký
28/11/2024 09:00 HCM Philippines Smeag
Đăng ký
26/11/2024 10:30 Đà ... Philippines Smeag
Đăng ký
14/11/2024 16:00 HCM Mỹ Westcliff University
Đăng ký
25/11/2024 14:00 HCM Mỹ Thomas Jefferson University
Đăng ký
14/11/2024 13:30 HCM Úc Ozford College
Đăng ký
13/11/2024 15:30 HCM Canada Conestoga College
Đăng ký
13/11/2024 10:00 Đà ... Canada Toronto Metropolitan University
Đăng ký
12/11/2024 09:00 HCM Canada Niagara College
Đăng ký
11/11/2024 15:00 HCM Mỹ Texas State University
Đăng ký
07/11/2024 09:30 HCM Canada Vancouver Island University
Đăng ký
21/11/2024 10:00 Đà ... Mỹ Into Us
Đăng ký
14/11/2024 10:30 Đà ... Canada University Of New Brunswick
Đăng ký
05/11/2024 09:00 HCM Canada Macewan University
Đăng ký
02/11/2024 09:00 Bà Rịa Singapore Kaplan Singapore
Đăng ký
06/11/2024 10:00 HCM Mỹ Hofstra University
Đăng ký
01/11/2024 09:00 HCM Mỹ Oregon State University
Đăng ký
29/10/2024 09:30 HCM Singapore Psb Academy
Đăng ký
22/10/2024 16:00 Đà ... Úc Navitas Úc
Đăng ký
xem thêm
Xem thêm
Xem thêm