- Chuẩn bị tâm lý thoải mái và trang phục chỉnh tề
Bạn cần phải xác định rõ đối tượng chịu trách nhiệm phỏng vấn của mình là các viên chức Mỹ với các câu hỏi liên quan đến tài chính, học tập, dự định tương lai,…có thể bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh trong khoảng thời gian 3, 5 – 10 phút. Chắc chắn họ sẽ không quá nghiêm khắc hay làm khó bạn và cuối cùng không du học nước này, có thể chuyển sang nước khác. Vì vậy, cách trả lời phỏng vấn du học Mỹ tốt nhất là phải có sự chuẩn bị tâm lý và tư tưởng thoải mái để trả lời một cách tự tin.
- Chuẩn bị kỹ năng về tiếng Anh trước khi phỏng vấn Mỹ
Các viên chức visa đang làm việc tại Tổng Lãnh sự quán Mỹ (là người Mỹ hoặc là người nước khác quốc tịch Mỹ) thì ngoài việc họ có thể nói thành thạo tiếng Việt, họ còn có thể đọc và viết đúng tiếng Việt nữa bởi vì họ đã trải qua một khóa học về ngôn ngữ của người bản địa trước khi đi công tác nước ngoài (cụ thể là Việt Nam). Tuy nhiên, họ được sự hỗ trợ của các nhân viên người Việt Nam làm thông dịch viên trong các buổi phỏng vấn. Vì vậy, khi người Việt Nam xin visa thuộc diện không có yêu cầu về năng lực ngoại ngữ như visa du lịch, visa đoàn tụ gia đình, visa ngắn hạn xin đi vì lý do kinh doanh, công tác thì đương đơn có thể nói tiếng Việt trực tiếp với Viên chức Tổng Lãnh sự quán Mỹ. Kinh nghiệm phỏng vấn xin visa du học Mỹ
Riêng đối với các đương đơn là du học sinh, người xin visa định cư theo diện có tay nghề thì cần phải nói tiếng Anh tại buổi phỏng vấn vì đó là những trường hợp có yêu cầu về năng lực ngoại ngữ. Viên chức Tổng lãnh sự quán sẽ kiểm tra, đánh giá năng lực của đương đơn qua tiếp xúc tại buổi phỏng vấn trước khi có quyết định cấp visa hay không.
Khi phỏng vấn visa du học Mỹ, các bạn nên trả lời bằng tiếng Anh, hạn chế nói bằng Tiếng Việt vì họ sẽ cho rằng bạn không đủ khả năng Tiếng Anh để đi du học. Khi bạn nghe không được họ nói bằng Tiếng Anh hãy nói “Pardon me!”, “Please repeat for me!” thì nhân viên lãnh sự sẽ lập lại câu hỏi giúp bạn và nếu bạn vẫn không hiểu nội dung câu hỏi thì hãy nhìn người phiên dịch. Họ sẽ dịch lại cho bạn nhưng nhất thiết bạn phải trải lời họ lại bằng Tiếng Anh. Trừ khi nào khó nói bằng tiếng Anh lắm, hoặc bạn cảm thấy nói bằng Tiếng Anh không đủ để giải thích hết ý của bạn thì hãy xin họ nói bằng tiếng Việt “Sorry. Could I speak Vietnamese to answer this question/ this problem”.
Để tránh tình trạng nói Anh Việt lẫn lộn có thể gây mất thiện cảm với Lãnh sự, bạn nên chọn trả lời bằng Tiếng Anh cho những câu hỏi có đề tài mà bạn sẽ trả lời lưu loát và yêu cầu được trả lời bằng tiếng Việt cho những câu hỏi có đề tài mà mình chưa tự tin lắm. Tóm lại, bạn nên lựa chọn giải pháp khôn ngoan trong quá trình phỏng vấn. Nếu bạn không thể trả lời các câu hỏi bằng Tiếng Anh, hãy đề nghị được nói bằng tiếng Việt, hoặc dùng phiên dịch viên, để bạn có thể trình trình bày rõ ràng, xúc tích, chính xác nhất.
- Chuẩn bị và luyện tập trả lời các câu hỏi trước khi phỏng vấn Mỹ
Trước tiên, bạn cần tâm niêm rằng nhân viên Đại Sứ Quán chỉ cấp visa cho bạn khi thấy bạn trung thực, tự tin. Họ muốn biết rõ về bản thân bạn, mục tiêu của bạn và những dự định của bạn trong thời gian ở Mỹ. Do đó bạn cần tự chuẩn bị trả lời một số câu hỏi đại loại như:
- Tại sao bạn chọn Mỹ mà không phải là Australia, New Zealand hay Europe?
- Tại sao bạn lại chọn trường Đại học này mà không phải những trường khác?
- Tại sao bạn không chờ học hết phổ thông/đại học ở Việt Nam rồi mới đi?
- Bạn muốn làm gì sau khi học xong Đại học/Thạc sĩ?
- Từ đâu bạn có số tiền để thanh toán chi phí học tập của mình? (Bạn không cần đưa ra con số cụ thể trong tài khoản ngân hàng của mình. Chỉ cần cho họ thấy bạn đang có trong tay tiền để chi trả cho năm thứ nhất và kế hoạch tài chính cho những năm tiếp theo. Quan trọng nhất là thái độ tự tin của bạn. Đừng vội đưa ra giấy xác nhận của ngân hàng trừ khi được yêu cầu.
- Bạn có ý định trở về Viêt Nam sau khi học xong không? (Hãy trả lời “Yes, I would” là đủ. Đừng kể lể chuyện công ty A đầu tư cho bạn và sẽ nhận bạn về làm việc vv…). Cũng đừng cố gắng thuyết phục người phỏng vấn bạn. Trả lời ngắn gọn, tự tin là đủ. Nên nhớ nhân viên lãnh sự quán có đủ kinh nghiệm và khả năng để đọc được bạn trong phút chốc.
Hãy lắng nghe các câu hỏi thật cẩn thận và suy nghĩ và giây trước khi trả lời. Đừng vội vã trả lời ngay khi được đưa ra câu hỏi. Nếu như bạn điềm tĩnh, bạn sẽ hiểu chính xác nội dung câu hỏi và từ đó có được câu trả lời phù hợp. Nếu không bạn sẽ đưa ra những câu trả lời sáo rỗng và không phù hợp với nội dung câu hỏi bạn nhận được.
Tại New World Education, các bạn sẽ được hướng dẫn và luyện phỏng vấn cùng các chuyên gia đầy kinh nghiệm trong việc chuẩn bị cho các bạn trước khi du học Mỹ, Cụ thể là phỏng vấn Visa. Sự tự tin vào chính bản thân mình là việc các bạn nên ưu tiên hàng đầu vì nó thể hiện sự quyết tâm và tin vào khả năng của các bạn. Vì thế, các bạn không nên quá lo lắng vì chúng tôi luôn đồng hành cùng tương lai du học của các bạn.
- Giữ tâm thế bình tĩnh
Hãy giữ bình tĩnh. Làm sao một người có thể đưa ra câu trả lời chuẩn xác khi mang tâm lí sợ hãi hay lo lắng? Hãy loại bỏ nỗi sợ hãi hay lo lắng đi. Điều đó không có nghĩa bạn xem thường tầm quan trọng của buổi phỏng vấn. Tâm lí ngạo mạn, bất cần chỉ làm nhân viên Sứ Quán ác cảm và tìm lí do từ chối cấp visa cho bạn. Bạn đã được trường đại học chấp nhận, bạn thực su muốn đi học, bạn có đủ tài chính, vì vậy chẳng có lí do gì người ta lại từ chối bạn trừ khi bạn tự làm mọi thứ trở nên lộn xộn vì trả lời lắp bắp, dài dòng quá mức.
- Đừng ngại vẻ lạnh lùng của nhân viên Đại sứ quán
Đừng tỏ vẻ lo lắng dù bạn có phỏng vấn ở Đại Sứ Quán hay Tổng Lãnh Sự vì nơi bạn phỏng vấn không quan trọng. Quan trọng nhất là bạn trả lời các câu hỏi như thế nào. Các nhân viên lãnh sự quán có thể đã từ chối cấp visa cho vài người trước bạn nhưng đừng để điều đó làm bạn sợ hãi. Hãy tự hỏi bản thân rằng “Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là gì?” Họ sẽ từ chối bạn là cùng. Trong khi bạn có thể nộp hồ sơ xin phỏng vấn lại.
Đừng bị ám ảnh bưởi việc bạn đã bị từ chối khi phỏng vấn xin visa du học Mỹ. Bạn còn có nhiều cơ hội ở các quốc gia khác. Một khi việc bị từ chối visa không còn ám ảnh bạn, chẳng có gì khiến bạn phải lo lắng nữa, bạn từ đó sẽ bình tĩnh và tự tin trước khi bước vào cuộc phỏng vấn. May mắn là yếu tố không thể loại trừ, nhưng nó chỉ là một trong số 100 yếu tố còn lại. Bạn hoàn toàn có thể kiểm soát 99% các yếu tố còn lại, vì vậy đừng làm hỏng chuyện chỉ vì tâm lí không tốt trước khi phỏng vấn.
- Luôn trung thực
Không phải nói nhanh là thể hiện mình có trình độ tiếng Anh tốt đâu nhé! Thà rằng, các bạn cứ nói ở mức độ vừa phải với âm lượng to rõ ràng, rành mạch thì sẽ vẫn gây ấn tượng hơn đó. Nếu không rõ câu hỏi bạn nên hỏi lại đừng rơi vào trường hợp nghe câu hỏi mập mờ mà trả lời sai ý nhé. Hãy nhớ rằng người Mỹ là bậc thầy về kiểm chứng và xác nhận thông tin. Đừng mong qua mặt họ, dù chỉ một chút. Đôi khi chỉ cần một lời nói dối sẽ đóng vĩnh viễn cánh cửa vào Mỹ của bạn.
Những câu hỏi của họ thường rất đơn giản và dễ hiểu, không đánh đố. Vì vậy, vấn đề thường ít nằm ở câu trả lời mà là cách trả lời.
- Rõ ràng, minh bạch trong việc chứng minh tài chính
Việc cung cấp thông tin tài chính đầy đủ, minh bạch và có nguồn gốc rõ ràng cũng là một cách trả lời phỏng vấn du học Mỹ được đánh giá cao. Do đó, để các bạn tự tin hơn trong khi phỏng vấn Mỹ là nên chuẩn bị hồ sơ một cách rõ ràng và chính xác.Việc chứng minh tài chính được thể hiện qua sổ tiết kiệm và thu nhập bình quân/tháng hoặc năm. Đồng thời, phải có đủ khả năng để trả tiền học phí, chi phí khác cho bạn khi du học Mỹ và nuôi được những người còn lại trong gia đình tại quê hương.
Người bảo trợ tài chính thường là các tổ chức, cơ quan bạn đang làm việc hoặc những người thân trong gia đình. Những người này phải đưa ra giấy xác nhận việc làm, thu nhập của họ, quá trình tích lũy, nguồn tài chính từ đâu ra, đã lâu năm chưa,…Vì vậy, tình trạng tài chính của gia đình được xem là yếu tố đầu tiên để xét duyệt và giúp cho buổi phỏng vấn thành công bước đầu.
- Chứng minh được bạn sẽ quay về Việt Nam sau khi học xong
Luật thị thực của Mỹ quy định rằng các Viên chức Lãnh sự được quyền xem tất cả các ứng viên xin thị thực không di dân là những người có ý định nhập cư cho tới khi bạn có thể thuyết phục được với Viên chức Lãnh sự rằng bạn không có ý định đó. Việc chứng minh sẽ quay lại VN này có liên quan đến những dự đinh của bạn trong tương lai sau khi học xong. Viên chức lãnh sự sẽ căn cứ vào tờ khai, các giấy tờ có liên quan, và kế hoạch của bạn sau khi tốt nghiệp để xét điều này.
Đối với du học sinh, viên chức lãnh sự quán Mỹ cần phải nhìn thấy rằng việc bạn xin Visa du học Mỹ không phải là vì lý do tự phát hay bởi vì một lý do nào khác, mà vì các bạn muốn thực sự được đến Mỹ học tập. Và quyết định xin đến Mỹ học này là do các bạn đã có tìm hiểu kỹ về nơi các bạn dự định đến, chương trình học mà các bạn đã ghi danh theo học...
Tóm lại, bạn cần chứng tỏ rằng bạn đã có định hướng và tự tin, có đủ năng lực để tiếp thu chương trình học, có kế hoạch học tập rõ ràng (chứng minh bằng khả năng Anh ngữ của bạn trong lúc tiếp xúc với viên chức LSQ tại buổi phỏng vấn, bằng điểm TOEFL nếu có, bằng các Chứng chỉ học Anh văn tại Việt Nam, bằng các chứng từ về kết quả học tập của bạn tại Việt Nam...), đồng thời gia đình bạn có đủ khả năng về tài chính để lo cho việc học của bạn trong suốt thời gian bạn theo học tại Mỹ (chứng minh bằng các chứng từ tài chính của gia đình).
Bên cạnh đó, bạn cũng cần chứng minh cho viên chức lãnh sự quán thấy rằng bạn hiện có những ràng buộc tại VN khiến cho bạn không thể có lý do nào khác để phải ở lại Mỹ như: quan hệ gia đình (không thể bỏ cha, mẹ, gia đình tại VN), sau khi học xong sẽ có một tương lai tốt hơn tại VN nếu so với phải ở lại Mỹ (chẳng hạn, khi học xong, bạn sẽ về VN để tiếp quản cơ ngơi của gia đình, hoặc bạn sẽ có một nghề nghiệp, một tương lai tốt đẹp hơn đang chờ đón tại Việt Nam).
New World Education, đại diện tuyển sinh chính thức tuyển sinh nhiều trường Đại học, Cao đẳng Mỹ tại Việt Nam. Sinh viên quan tâm chương trình học cùng học bổng, vui lòng đăng ký theo các cách sau, để được hỗ trợ. Chúng tôi sẽ liên hệ lại sau khi nhận được thông tin đăng ký từ quý khách.
Chúng tôi tin tưởng sẽ hỗ trợ tốt nhất cho sinh viên thông tin cụ thể từng trường, khóa học, lộ trình du học và học phí phù hợp với sinh viên, tạo nhiều cơ hội để sinh viên có thể gặp đại diện tuyển sinh từ các trường.
Ngoài vấn đề lựa chọn chuyên ngành, trường bạn theo học, yếu tố không thể thiếu quyết định tấm vé vào Mỹ du học đó là khâu Visa. Chúng tôi, Đội ngũ nhân viên New World Education sẽ hỗ trợ tốt nhất để sinh viên có cơ hội sở hữu tấm vé vào Mỹ du học.
Biên tập bởi: Bộ phận Marketing New World Education
Hỗ trợ cam kết từ New World Education:
- Miễn phí tư vấn chọn trường, ngành học và hỗ trợ thủ tục hồ sơ Visa.
- Miễn phí dịch thuật
- Miễn phí hướng dẫn luyện trả lời phỏng vấn bằng tiếng Anh
- Hỗ trợ hướng dẫn chuyển tiền, mở thẻ Visa
- Hỗ Trợ Thi IELTS/ TOEIC/TOEFL
- Kiểm tra trình độ Anh ngữ miễn phí
- Luyện IELTS đảm bảo đầu ra tại "Ms.Yen IELTS"
- Hướng dẫn cách viết thư xin học bổng, thư giới thiệu bản thân
- Hỗ trợ làm thủ tục sân bay, đưa đón sân bay, tìm nhà ở và việc làm