Những gì đang chờ đợi kinh tế thế giới trong năm 2016?
Theo Bloomberg 2016 hứa hẹn sẽ là năm đầy sự kiện với kinh tế toàn cầu. TPP kỳ vọng được 12 quốc gia thành viên thông qua. Mỹ bầu cử Tổng thống cho nhiệm kỳ mới, Olympics mùa hè tổ chức tại Brazil, Trung Quốc đưa ra kế hoạch 5 năm tới, và cuộc trưng cầu dân ý ở Anh diễn ra về việc có ở lại EU hay không.
Kinh tế thế giới trong năm tới được kỳ vọng sẽ mạnh lên so với năm 2015 và tiến dần tới mục tiêu tăng trưởng dài hạn, theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và các nhà kinh tế do Bloomberg khảo sát cho biết. IMF đã đưa ra dự báo tăng trưởng toàn cầu đạt 3,6% năm 2016, tăng từ mức 3,1% được kỳ vọng sẽ đạt được vào năm nay.
Cựu chủ tịch của Cơ quan Dịch vụ tài chính của Anh, Adair Turner cho rằng, năm 2016 sẽ khá ổn tuy nhiên ông vẫn lo ngại về một cuộc chiến tranh tiền tệ ngầm khi châu Âu và Nhật Bản sẽ phá giá đồng tiền để thúc đẩy xuất khẩu và việc làm.
Các diễn biến quan trọng nhất trong năm 2016 chính là: Trung Quốc sẽ tiếp tục giảm tốc, Mỹ sẽ tiếp tục có mức tăng trưởng vượt qua các nền kinh tế giàu có khác. Với nhu cầu toàn cầu bắt đầu dịu dần, lãi suất và giá dầu cùng với các hàng hóa cơ bản khác sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp. Các lãnh đạo của ngân hàng trung ương bao gồm Janet Yellen, Mario Draghi và Haruhiko Kuroda sẽ là tâm điểm của sự chú ý khi mà Cục Dự trữ Liên bang Mỹ rậm rịch tăng lãi suất còn Ngân hàng Trung ương Châu Âu và Nhật Bản đang nỗ lực tìm giải pháp thúc đẩy tăng trưởng.
Những ảnh hưởng của nền kinh tế Trung Quốc sẽ là điều đáng chú ý nhất trong năm 2016. Kinh tế Trung Quốc đã sụt giảm dưới mức 7% trong quý 3 năm 2015, lần đầu tiên kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Nhiều quốc gia đang phát triển có xuất khẩu phụ thuộc nặng nề vào Trung Quốc như Brazil, Chile, Indonesia, Malaysia, Philippines, Nam Phi, Thái Lan và Việt Nam. Nhưng nhu cầu của thế giới đối với hàng hóa Trung Quốc sẽ không còn tăng trưởng ở tốc độ nhanh chóng và Trung Quốc cũng không còn nhu cầu cấp bách về cơ sở hạ tầng như trước đây. Do đó, Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ gặp khá nhiều khó khăn trong việc hướng tăng trưởng kinh tế dựa vào tiêu dùng trong nước. Louise Keely, chủ tịch của viện nghiên cứu Demand Institute, trong một vài viết vào tháng 8 cho rằng Trung Quốc sẽ nhận thấy mình đang ở trong một tình thế khá gian nan.
IMF dự báo tăng trưởng Trung Quốc sẽ sụt giảm xuống 6,3% vào năm 2016, từ 6,8% năm nay.
Willem Buiter, kinh tế trưởng của Citigroup cho rằng suy thoái của Nga và Brazil cùng với sự giảm tốc của nền kinh tế Trung Quốc sẽ kéo các thị trường mới nổi đi xuống.
Giá dầu thấp là một yếu tốc quan trọng giúp các nhà kinh tế lạc quan hơn. Mặc dù giá dầu thấp ảnh hưởng nặng nề các quốc gia xuất khẩu bao gồm Nga và các thành viên của OPEC, các quốc gia nhập khẩu, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển ở Châu Mỹ Latin, Châu Phi và Châu Á sẽ được hưởng lợi.
Tuy nhiên, giá dầu không dễ dự báo vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố tác động bao gồm các chính sách của OPEC đến xung đột ở Trung Đông. Các dự báo về giá dầu được đưa ra rất khác nhau. Một dự báo được đưa ra là giá dầu sẽ sụt giảm xuống dưới mức 40 USD/thùng trong năm tới vì cung vượt cầu và thế giới không còn chỗ để tích trữ lượng dầu dư thừa. Một lượng lớn dầu thô đang lênh đênh trên các còn tàu trên biển mà không có người mua. Trong khi đó, chuyên gia Emad Mostaque của Eclectic Strategy ở London cho biết một thùng dầu sẽ có giá từ 100 USD đến 130 USD vào năm 2017.
Thời tiết khắc nghiệt quanh khu vực vành đai Thái Bình Dương cũng sẽ đè nặng lên nền kinh tế. Một đợt El Nino có thể là một trong những đợt El Nino mạnh nhất kể từ năm 1950 sẽ gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng với hạn hán và lũ lụt trên diện rộng, Kevin Trenberth, nhà khoa học của trung tâm quốc gia về nghiên cứu khí quyển ở Boulder, Côc cho biết.
Đối với nền kinh tế lớn nhất thế giới, 2015 được kỳ vọng sẽ là một năm mà nền kinh tế Mỹ cuối cùng sẽ đủ “sức mạnh” để không cần đến sự “ủng hộ” của mức lãi suất thấp kỷ lục gần 0%. Có khả năng cao Fed sẽ hoãn tăng lãi suất đến tháng 3/2016 và thậm chí có dự báo là đến tận cuối năm 2016.
Châu Âu và Nhật Bản, ngược lại, sẽ tiếp tục suy thoái. ECB thậm chí có thể sẽ tiếp tục cắt giảm mức lãi suất âm trước khi năm 2016 bắt đầu và Nhật Bản đang chuẩn bị sẵn sàng cho việc mua trái phiếu để hạ mức lãi suất dài hạn.
Khủng hoảng tài chính ở Hy Lạp có thể sẽ quay trở lại thành tâm điểm của thế giới vào cuối năm 2016 nếu như Thủ tướng Alexis Tsipras không nhận được sự phê duyệt về cắt giảm chi tiêu, tăng thuế, tái cấu trúc thị trường lao động và tư nhân hóa mà các chủ nợ yêu cầu.
Khủng hoảng nhập cư là một vấn đề căng thẳng mới đối với Châu Âu. Điều kỳ lạ chính là có chuyên gia cho rằng điều này sẽ giúp thúc đẩy kinh tế trong ngắn hạn, ít nhất là ở Đức. Malte Rieth, phụ trách dự báo kinh tế toàn cầu của viện nghiên cứu kinh tế ở Berlin cho biết, đây là một cơ hội để thúc đẩy GDP do chính phủ sẽ trợ cấp cho người di cư và làm tăng tiêu dùng hàng hóa và sản phẩm trong nước.
Nhìn chung, đây sẽ là viễn cảnh chủ đạo: Kinh tế Trung Quốc tiếp tục giảm tốc. Mỹ sẽ vẫn là cường quốc lớn mạnh nhất thế giới. Với nhu cầu toàn cầu suy yếu, thì lãi suất, giá dầu thô và các loại hàng hóa khác sẽ vẫn duy trì ở mức thấp. Chủ tịch các ngân hàng trung ương bao gồm bà Janet Yellen, ông Mario Draghi và ông Haruhiko Kuroda tiếp tục là tâm điểm theo dõi, khi mà Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) rục rịch nâng lãi suất trong khi Ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB) và Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) đang tìm kiếm các biện pháp kích thích tăng trưởng.
Ngành Kinh tế là gì? Tại sao nên chọn du học Mỹ ngành Kinh tế
Ngành Kinh tế là một bộ phận của nền Kinh tế chuyên tạo ra hàng hóa và dịch vụ, các hoạt động Kinh tế bao gồm cả đầu tư, sản xuất, vận tải, thương mại, dịch vụ... Như vậy Kinh tế bao gồm nhiều ngành nghề khác nhau. Kinh tế là tổng hòa các mối quan hệ tương tác lẫn nhau của con người và xã hội liên quan trực tiếp đến việc sản xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng các loại sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người trong một xã hội với một nguồn lực có giới hạn. Nói đơn giản Kinh tế có nghĩa là: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai?
Các ngành trong lĩnh vực này bao gồm:
- Kế toán (Accounting)
- Luật (Law)
- Khối Kinh tế (Economics)
- Tài chính (Finance)
- Quản lý thông tin (Information Management)
- Kinh doanh quốc tế (International Business)
- Thương mại quốc tế (International Trade)
- Quản lý (Management)
- Quảng cáo, tiếp thị (Marketing)
- Quản lý chuỗi cung ứng/ Vận tải (Supply Chain Management)
- Thuế (Taxation)
- Quản lý nhân sự (Human Resource)
Ưu điểm du học Mỹ ngành Kinh tế:
- Được tiếp cận kiến thức về nền Kinh tế bậc nhất thế giới.
- Là trung tâm Tài chính chính của Thế giới (Wall Street)
- Tập hợp các tập đoàn, công ty Tài chính nổi tiếng ở Mỹ: Facebook, Google, Apple…
- Các trường đại học nổi tiếng về kinh doanh (Hardvard, Columbia, Standford…). Ngoài ra, còn 1 số trường nổi tiếng về kinh doanh như Umass Boston , Marshall, Florida, Hamshire, Western Kentucky…
Top 10 trường tốt nhất nước Mỹ về chuyên ngành kinh tế năm 2015
Dựa trên nhiều cuộc khảo sát, nghiên cứu, College Factual vừa đưa ra số liệu xếp loại 10 trường đào tạo kinh tế hàng đầu của Mỹ là nơi bồi bổ tri thức lý trưởng cho những ai đang cơ dự tính học tập tại Mỹ về ngành này.
Payscale tổ chức có cơ sở dữ liệu lương thưởng cá nhân lớn nhất thế giới cung cấp mức lương trung bình của những người từng theo học kinh tế ở những trường này
1. Đại học Duke: Đại học Duke là trường nghiên cứu tư thục, thành lập năm 1924. Chương trình kinh tế của trường bao gồm nhiều lớp học về nguyên lí kinh tế, kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô và tài chính giúp sinh viên bước đầu tiếp cận, làm quen với lí thuyết kinh tế, xem xét những lí thuyết này dưới nhiều góc độ, phương pháp khác nhau.
Ra trường, sinh viên tìm kiếm cơ hội việc làm trong các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân. Mức lương trung bình thấp nhất cho một người tốt nghiệp ở Duke là 62.000USD, tăng dần trong những năm sau đó và đạt ngưỡng trung bình là 117.000 USD/ năm.
2. Đại học Havard: Là trường đại học lâu đời nhất nước Mỹ, tuổi đời của Havard tỉ lệ thuận với chất lượng giáo dục. Havard quy tụ những giảng viên hàng đầu trong nhiều lĩnh vực như lí thuyết ứng dụng, kinh tế môi trường, chính sách tiền tệ và tài chính, kinh tế chính trị,… Nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp tiếp tục theo học ở bậc cao hơn. Một số đi làm luôn với mức lương khởi điểm ban đầu là 64.000 USD/năm và mức thu nhập trung bình trong nhiều năm kế tiếp là 142.000 USD/năm.
3. Đại học Yale: Đại học Yale thành lập năm 1701. Nhiều đời tổng thống Mỹ, nhà khoa học, doanh nhân tên tuổi từng theo học ở đây.
Lĩnh vực đào tạo kinh tế, Yale tập trung vào trao đổi tiền tệ, các yếu tố sản xuất của nền kinh tế, phân tích những biến đổi kinh tế trên thế giới. Song hành với những tiết học chuyên ngành, Yale có những lớp học về khoa học nhân văn, cung cấp cho sinh viên 1 nền giáo dục toàn diện. Chương trình đào tạo kinh tế của Yale linh hoạt, cởi mở. Sinh viên ra trường có thể áp dụng kiến thức ở nhiều lĩnh vực và làm việc trong nhiều tổ chức khác nhau. Mức lương trung bình một năm là 135.000 USD.
4. Đại học Princeton: Đại học Princeton thành lập vào năm 1746, có truyền thống đào tạo ngành nhân văn, khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và công nghệ. Kinh tế là ngành có vị thế lớn mạnh ở Princeton, hấp dẫn du học sinh Mỹ, thu hút sinh viên nhiều nước trên thế giới.Chương trình của Princeton chú trọng lí thuyết, phương pháp , hướng đến việc đưa lí thuyết vào thực tế.
Phần lớn sinh viên Princeton đi làm ngay khi tốt nghiệp thay vì học cao lên lấy bằng thạc sĩ, tiến sĩ. Mức lương khởi điểm trung bình một năm khi mới ra trường là 58.000 USD và nhiều năm sau, khi ở giai đoạn chín muồi trong sự nghiệp là 137.000 USD.
5. Đại học Columbia: Theo học kinh tế tại Columbia, sinh viên được giới thiệu những lí thuyết mới mẻ, thực tiễn phân phối các nguồn lực tài nguyên của nền kinh tế. Sự đào sâu kiến thức ở Columbia mang đến cho sinh viên cái nhìn cẩn trọng về vai trò của cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ trong những tác động tới thị trường.
Sinh viên của Columbia có xu hướng trở thành nhà kinh tế học, những người có ảnh hưởng đến người làm chính sách, hoặc trở thành nhà tư vấn kinh tế. Mức lương trung bình của những người từng học về kinh tế ở Columbia cao thứ hai trong danh sách với thu nhập trung bình một năm là 137.000 USD.
6. Đại học Chicago: Đại học Chicago là một trường nghiên cứu tư thục, được biết đến với những cải cách trong giáo dục và nhiều chương trình mang tính liên ngành. Cốt lõi các chương trình kinh tế ở Chicago là đề cao và phát triển các kĩ năng phản biện.
Nhiều sinh viên tốt nghiệp kinh tế ở Chicago nắm giữ vị trí quản trị và đóng vai trò lãnh đạo trong các tổ chức toàn cầu. Mức lương trung bình một năm sinh viên theo học kinh tế ở Chicago nhận được là 96.000 USD.
7. Đại học Northwestern: Thành lập từ năm 1851, Đại học Northwestern là trường nghiên cứu đề cao sự cộng tác. Tại Northwestern, sinh viên và giảng viên cùng làm việc nhằm tạo nên những kết quả tốt nhất trong khả năng. Sinh viên được học về lí thuyết, ứng dụng lí thuyết, chứng minh tính hiệu quả của lí thuyết khi đưa vào thực tế.
Northwestern không bó khung sinh viên vào 1 quan điểm, 1 lí thuyết duy nhất, luôn gợi mở hướng tới sự đa dạng, khác biệt nhằm kích thích sự sáng tạo.Mức lương khởi điểm sau khi tốt nghiệp là 58.000 USD.
8. Đại học Cornell: Tọa lạc ở Ithaca (New York), Cornell cung cấp cho sinh viên một nền giáo dục chất lượng. Học kinh tế ở ngôi trường này, sinh viên có cơ hội tìm hiểu những nhân tố tác động tới thị trường, cách những nhân tố này có thể gây ra những dao động trong lạm phát, thất nghiệp và những lĩnh vực khác. Ngành kinh tế ở Cornell về cơ bản xem xét những ứng xử nhân văn và tác động của những ứng xử này đến kinh doanh.
Sinh viên ra trường có sự năng động trong ứng dụng lí thuyết vào thực tế. Cơ hội việc làm tại các cơ quan nhà nước, công ty tư nhân, tổ chức phi chính phủ luôn rộng mở. Mức lương khởi điểm trung bình 1 năm là 61.000 USD, nhiều năm kế tiếp là 127.000 USD.
9. Đại học Brandeis: Đại học Brandeis là 1 trường tư thục về khoa học nhân văn với 1 nền giáo dục liên ngành. Những sinh viên theo học kinh tế ở đây luôn được khuyến khích, thử thách bằng việc ứng dụng lí thuyết vào hoàn cảnh thực tế.
Brandeis cung cấp kiến thức về kinh tế và tài chính quốc tế, kinh tế học vĩ mô, kinh tế tiền tệ và kinh tế lao động. Thông qua nền giáo dục toàn diện, Brandeis cũng chuẩn bị cho sinh viên những công cụ cần thiết khác để thành công trong sự nghiệp. Mức lương khởi điểm sau khi tốt nghiệp là 54.000 USD, tiệm tiến đến con số 96.000 USD ở những năm làm việc sau đó.
10. Đại học Stanford: Thành lập năm 1885, Stanford là một trong những cơ sở hàng đầu về nghiên cứu của Mỹ. Chương trình kinh tế của Stanford được thiết kế nhằm chuẩn bị cho sinh viên theo đuổi bậc học cao hơn. Bên cạnh việc cung cấp những lí thuyết cổ điển và đương đại, sinh viên được hướng dẫn cách ứng dụng lí thuyết để đánh giá các chính sách kinh tế.
Nhiều người tốt nghiệp Stanford tìm kiếm vị trí lãnh đạo trong ngành kinh doanh thế giới, kiếm được 64.000 USD trong năm đầu tiên của năm năm sự nghiệp. Đây là mức lương khởi điểm cao nhất trong danh sách 10 trường. Mức lương trung bình những năm kế tiếp lên tới 125.000 USD.
Hỗ trợ cam kết từ New World Education:
- Miễn phí 100% tư vấn chọn trường, ngành học và hỗ trợ thủ tục hồ sơ Visa.
- Miễn phí 100% phí dịch thuật, chi phí chuyển hồ sơ sang trường
- Miễn phí 100% hướng dẫn luyện trả lời phỏng vấn bằng tiếng Anh
- Hỗ trợ hướng dẫn chuyển tiền, mở thẻ Visa
- Hỗ Trợ Thi IELTS/ TOEIC/TOEFL
- Kiểm tra trình độ Anh ngữ miễn phí
- Hướng dẫn cách viết thư xin học bổng, thư giới thiệu bản thân
- Hỗ trợ làm thủ tục sân bay, đưa đón sân bay, tìm nhà ở và việc làm
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY DU HỌC NEW WORLD EDUCATION
|
Địa chỉ: SCB Building, Lầu 2, 242 Đường Cống Quỳnh,
Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0839 252 917 - 0839 256 917 - Fax: 0839 252 957
Hotline: 091 858 3012 - 094 490 4477
Email: info@newworldedu.vn
Website: https://www.newworldedu.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/newworldstudyabroad