Hi cả nhà, tham gia khá lâu, học hỏi được bao nhiêu kinh nghiệm mà không cống hiến được post nào giá trị, mình thấy xấu hổ vô cùng. Nên sau khi đạt target IELTS xong, mình đã ấp ủ phải cố gắng viết một note thật đầy đủ chia sẻ tất tần tật kinh nghiệm của mình trong quá trình tự học ôn thi IELTS để báo đáp lại (Let’s share to be shared ) .

Giới thiệu qua chút, mình tên Bách. Mình đã tốt nghiệp Đại học Ngoại thương HN (FTU) và hiện đang làm việc tại Ngân hàng Ngoại thương. Mình thi IELTS hồi tháng 4/2013 và được Listening: 8.5, Reading: 8.0, Speaking: 7.5, Writing: 8.0. (Overall 8.0)


Về background,

Tuy mình học FTU nhưng là dân khối A nên tiếng anh cũng thuộc dạng bình thường  chứ ko phải cao thủ như bạn bè cùng lớp khối D. Mấy năm trước mình đã đi học IELTS ở ACET và một số trung tâm, thầy cô khác và sau đó đi thi nhưng chỉ được 5.5 . Nguyên nhân rút ra là do tự học không đúng phương pháp nên học mãi chẳng tiến bộ dù có học thêm ở đâu.  Đợt vừa rồi, công việc hòm hòm, mình đã thay đổi phương pháp học, tập trung tự ôn trong 6 tháng, và kết quả (đặc biệt môn trước đây mình yếu nhất là Writing đc 8.0) đối với mình đúng là ngoài mong đợi. Do vậy, mình nghĩ kinh nghiệm của mình sẽ rất có ích cho các bạn trình độ đang tầm 4.5-6.0 muốn tự học để nâng band score của mình lên 8.0 or cao hơn


LISTENING 

1)      Nghe tiếng anh kém, nghe thật nhiều BBC, CNN (radio, xem TV) xem phim tiếng anh (không phụ đề) -> nghe sẽ giỏi, làm listening IELTS sẽ điểm cao ??

Sai. Nếu khả năng nghe của bạn chưa tốt thì chắc chắn là bạn nghe các kênh đó sẽ không hiểu tý gì cả. Bạn nhủ thầm cứ cố gắng nghe tiếp rồi sẽ tiến bộ thôi. Lần 2,3,4…n và kết quả là: WOAAAA….vẫn vậy =.=. Nguyên nhân rất đơn giản, thực ra không phải bạn không nghe được gì, bạn vẫn nghe được người ta nói đấy thôi. Nhưng các âm đấy bạn chưa nghe bao giờ (bạn không biết các từ đấy phát âm thế nào hoặc biết nhưng không đúng) nên nghe bạn không hiểu . Việc luyện nghe mà không có transcript cũng giống như bạn tập giải toán mà không có đáp án vậy. Bạn không biết  mình đang làm đúng hay sai thì làm sao rút kinh nghiệm để tiến bộ được (Thực ra: nghe kiểu “tắm ngôn ngữ” bạn vẫn có thể áp dụng, nhưng chỉ nên coi nó như 1 supplementary method thôi chứ không phải main technique. Phương pháp này có đem lại hiệu quả nhưng rất ít)


2)      Giải pháp:

Phương pháp luyện nghe hiệu quả nhất (đặc biệt với làm bài nghe trong kỳ thi IELTS) mà mình được biết và đã áp dụng hiệu quả đó là NGHE VÀ CHÉP CHÍNH TẢ. Bạn nghe và chép chính tả lại 100% những gì bạn nghe được. (Nếu bạn nào cũng học FTU thì năm thứ 1 môn tiếng anh các thầy cô cũng hay luyện bạn nghe và chép chính tả. Giờ ko biết còn thế ko? ). Bạn nên kết  hợp luyện nghe và luyện pronunciation luôn (luyện nghe với nói bao giờ cũng nên luyện song song). Cụ thể phương pháp này như sau:

 

+ Bước 1: tìm một nguồn phát tiếng Anh chuẩn (nói về chủ đề mà bạn thấy hứng thú) và phải có phụ đề (nhất thiết phải có)

Bạn có thể tim trên youtube, các kênh news của BBC, VOA, CNN ( CNN student news – MC nói khá rõ ràng dễ nghe và bài nào cũng có sub đi kèm. Lúc đầu mình nghe chương trình này) các bộ phim tiếng anh cũng được nếu bạn thích nhưng phải có phụ đề đi kèm,. Nếu khả năng nghe của bạn tương đối khá, mình highly recommend các bạn nên nghe các bài thuyết trình ở trang ted.com (“TED là 1 tổ chức toàn cầu chuyên tổ chức các buổi nói chuyện, thuyết trình với các chuyên gia trên thế giới. Các bạn có thể tìm thấy mọi chủ đề mình quan tâm, từ  Gender đến  Technology, Medical,… với đủ mọi độ dài thường là dưới 6 phút hoặc khoảng 20′” – nguồn: Hội sĩ tử IELTS.)

 

Lưu ý:

+ Bạn chỉ nên chọn bài nghe dưới 10’ thôi không không chép nổi đâu. Như 1 bài phát thanh CNN student news (tầm 10’) mình chép ra cũng thành kín 5 trang giấy và trong 4 ngày mới xong (mỗi ngày mình có 3 tiếng để học t.a)

+ Nếu bạn muốn luyện để thi IELTS là chính thì nên chọn nguồn nói giọng Anh –Anh để nghe. Đang nghe quen giọng Anh-Mỹ đi thi IELTS toàn giọng Anh-Anh cũng khá mệt đấy vì một số từ người Anh phát âm rất đặc trưng và rất khác với tiếng Anh Mỹ

 

 

+ Bước 2 (giai đoạn  đau khổ nhất L ): Listen and transcribe it

Bạn nghe và chép lại tất cả những gì bạn nghe được. Đương nhiên là việc này sẽ rất khó, bạn sẽ mắc phải rất nhiều lỗi sai và không nghe được nhiều từ (có thể là từ mới bạn chưa biết, hoặc từ bạn đã biết nhưng bạn lại phát âm sai -> nghe sai). Hồi đầu thử transcribe cnn student news, mình sai toe toét L. Không sao, kinh nghiệm ở đây của mình là:  cứ nghe, cứ viết ra tất cả những gì bạn nghe được (đoán được) rồi so sánh với transcript và rút kinh nghiệm dần dần. Bạn sẽ tiến bộ nhanh hơn bạn nghĩ rất nhiều. Sau này, bạn sẽ thấy do phải chép chỉnh tả 100%, những từ lúc nghe hay sót như “and” “the”, từ có số nhiều hay không…bạn nghe sẽ rất rõ. Và đến khi quay lại làm listening IELTS thì -> Easy as eating pancakes

 

Lưu ý:

Phần mềm nghe mình khuyên các bạn nên sử dụng để luyện ở bước 2 này là GOM playerthay vì trình chơi nhạc mặc định window media player. Phần mềm này bạn có thể nghe từ đoạn A đến B, tua đi hoặc tua lại trong bao nhiêu giây bằng phím tắt…và rất nhiều tính năng hữu ích khác. Phần mềm No.1 để luyện nghe t.a mà mình vote. Down tại đây:

https://www.download.com.vn/timkiem/GOM+Player/index.aspx

 

 + Bước 3: Tập đọc lại theo transcript và thu âm lại so sánh

Ở bước này, bạn hãy nghe thật kỹ phát thanh viên đọc, nhấn nhá, nối âm, lên xuống ở đâu. Bạn bắt chiếc giống hệt thế rồi đọc. Sau đó nghe lại phần thu âm giọng đọc của mình, xem chỗ nào chưa giống thì đọc lại. Sửa đến khi nghe lại thấy ưng ý thì thôi.

 

Công việc này cũng khá là nản nhưng đây là cách luyện Pronunciation cực kỳ hiệu quả. Bản thân mình đã duy trì tập nói theo cách này liên tiếp trong 2,5 tháng. Kết quả rất tuyệt vời khi nói chuyện với một bác Tây, bác khen mình phát âm hay và hỏi đã ở nước ngoài ah làm mình sướng rơn

 

Lưu ý:

Về thu âm:

+ Bạn hãy mua một tai nghe có mic. Loại nào cũng ok tùy túi tiền của bạn (Nên luyện nghe bằng tai nghe cho giống với khi thi và tập trung hơn). Đi thi thật thì bạn được nghe tai ko dây xịn (mình thi IDP nên ko biết thi BC thì thế nào) nghe sướng hơn tai nghe ở nhà nhiều

+ Dùng phần mềm Audacity để thu. Đây là phần mềm khá nhỏ gọn và tiện để thu âm. (bạn thu âm để luyện speaking chứ ko phải hát hay rap nên ko cần soft kiểu Cool edit pro hay Adobe audition làm gì cho nặng máy ^^ )

Link download:

https://download.com.vn/audio+video/video+editor+studio/5346_audacity.aspx

 

 

1 kinh nghiệm nữa. Nếu bạn đang dùng smartphone, hãy search trên store và down apptedict về để học.

Apps này sẽ hỗ trợ bạn viết chính tả theo phương pháp trên mình nói. Nguồn tiếng anh là web ted.com. Lúc viết chính tả bạn sẽ có tùy chọn hiện transcript dịch tiếng Việt nên sẽ dễ dàng hơn khá nhiều.Nếu dùng android giống mình có thể vào appstore.vn down về free.Link down:

https://appstore.vn/android/index.php/details?id=com.egloos.scienart.tedictpro

 

Phù, vậy là xong Listening. Giải thích cụ thể nên dài dòng vậy thôi chứ 3 bước làm khá nhanh. Nếu bạn kiên trì học theo cách này trong tầm 1 tháng thôi. Mình cam đoan bạn sẽ ngạc nhiên vì sự tiến bộ của bản thân (như mình vậy) :D. Các tips khi đi thi Listening IELTS mình không trình bày, đã có rất nhiều tips post trên mạng. Nếu bạn cần mình sẽ gửi mail hết cho (địa chỉ mail ở cuối bài). Nhưng mình nói thật, áp dụng các tips cho Listening chỉ nâng bandscore cho bạn lên được tầm 0.5-1 điểm thôi. Luyện theo phương pháp trên đến khi trình lên, bạn sẽ thấy cảm giác đang nghe được tầm 15-20 câu (band 5.5) lên 35-40 (band 8+) câu sung sướng thế nào ? :D

 

 

SPEAKING 

  1. 1.      Bạn nói kém và có Vietnamese accent, bạn nghĩ rằng đi học các trung tâm 100% giáo viên bản ngữ sẽ giúp bạn nói hay và tự nhiên ?

Sai. Mình không dám khẳng định 100% là sai vì mình cũng chưa đi học hết tất cả các trung tâm. Nhưng 1 trong những trung tâm mình đã từng đi học là ACET – được đánh giá là trung tâm luyện IELTS tốt nhất  (và đắt nhất) thì đi học nếu bạn nói sai or nói chưa hay, bạn sẽ không được giáo viên sửa đâu. Sẽ không có chuyện họ nhắc bạn nên nhấn âm vào đâu, nối âm thế nào….(nếu có thì rất ít) -> nên mình thấy nhiều bạn học 4,5 khóa (mất tầm mấy chục triệu) nói tiếng anh vẫn chán như thường (và đó còn là trung tâm tốt nhất, nên đừng tin vào quảng cáo của các trung tâm khác bây giờ)

 

  1. 2.      Nên nói tiếng Anh càng nhiều càng tốt ? Gặp ai cũng nói, skype, yahoo, thậm chí nhiều clb tiếng anh IELTS còn rủ nhau ra Hồ Gươm “săn” Tây để nói (nghe hơi dã man)

Với thi speaking IELTS, điều này thực ra mình thấy chỉ 50% là đúng.  Việc bạn nói tiếng anh nhiều chỉ giúp tăng độ trôi chảy và tự tin khi nói của bạn . Thi Speaking bạn cần nói trôi chảy nhưng quan trọng là phải đúng. Một bài nói sai quá nhiều lỗi ngữ pháp bạn sẽ không bao giờ hy vọng được quá điểm 5. Nếu bạn đang nói ở mức “ kém” (tất cả các câu đều sai ngữ pháp, thậm chí lỗi cơ bản)  điều này sẽ khá là tai hại vì bạn sẽ quen với các lỗi sai, sau này rất khó sửa.

Giải pháp:

1)      Thay vì nói, mình nghĩ lúc này bạn nên nghe nhiều hơn (input thay vì output) (xem người bản ngữ diễn đạt ý đó thế nào rồi bắt chiếc), xem lại ngữ pháp, đến khi nào bạn thấy nói không còn sai quá nhiều lỗi nữa là được (có thể nhờ bạn bè, giáo viên nghe và nhận xét cho bạn)

2)      Luyện pronunciation theo phương pháp mình đã trình bày ở phần Listening. Học tiếng anh (hay học bất kì một ngoại ngữ khác nào nói chung) đơn giản chỉ là sự bắt chước, nhái lại những gì người bản xứ nói và viết. “LEARNING ENGLISH IS NOTHING BUT IMITATION”. Bạn nhái giọng giống native speaker thì chứng tỏ bạn phát âm hay.

3)      Sẽ rất tốt nếu bạn có bạn là người bản xứ or bạn được luyện speaking với người có level trên bạn. Họ nghe, nhận xét và giúp bạn sửa lỗi -> bạn sẽ tiến bộ rất nhanh. Nhưng nếu bạn cũng là người có ít mối quan hệ, nhút nhát và sống nội tâm như mình =) , bạn có thể tự nói một mình, thu âm lại và tự chấm theo thang điểm chấm Speaking cũng rất tốt và hiệu quả. Mình thường viết hoặc lên Outline trước khi nói để đảm bảo hai yếu tố: logic + không bị sót.


WRITING

Đây là phần khó tự học nhất nhưng lại là phần mình cải thiện điểm số được nhiều nhât nên mình nghĩ kinh nghiệm của mình sẽ đặc biệt có ích với bạn nào đang có background viết yếu

 

1.Nên đi học ở trung tâm có giáo viên bản ngữ hay học người Việt

Mình đã từng đi học cả 2 chỗ và có nhận xét như sau:

+ Giáo viên bản ngữ: thường là cho bạn thảo luận với nhau (tất nhiên là bằng t.a) làm bài tập theo giáo trình học của trung tâm (ở ACET có các quyển giáo trình do họ tự soạn như AE1, AE2….Ielts pre) sau đó mới chữa và nói mẹo làm. Trong mỗi buổi học giáo viên phân tích 1 bài và học viên sẽ tự viết lại theo nhóm trên giấy transperency trong thời gian ngắn hơn thi thật (15 phút cho task 1 và 35 phút cho task 2) sau đó giáo viên sẽ thu bài và dùng máy chiếu (overhead) để chữa luôn trên lớp (thực ra không phải buổi nào cũng được thế đâu, cả khóa may ra được 2 buổi và hồi mình học AE7 trở lên mới có)

 

Ưu : Làm bài tập, thảo luận rồi mới cung cấp tips, bạn sẽ nhớ hơn nhiều là được cho tips ngay từ đầu. Ngoài ra, không chỉ kỹ năng viết, mà 3 kỹ năng còn lại của bạn cũng được cải thiện khi học với người bản ngữ. Nghe thầy bản xứ dạy, cũng chính là lúc bạn luyện nghe,  giao tiếp luôn. Thiết bị, điều kiện học tập tốt -> tiếp thu dễ dàng hơn. Hình như trung tâm nào đắt, còn có nhiều gái xinh, trai đẹp hơn thì phải -> học hứng khởi hơn (cái này có bạn bảo thế, mình ko sure :)))

 

Nhược: học phí cao (Ila, equest…)  6-9 triệu hoặc rất cao (ACET, BC) trên 15 triệu. Ngoài ra, do tất cả các tips trình bày bằng tiếng Anh nên những bạn tiếng Anh chưa tốt (background < or = 5.5) sẽ khó tiếp thu được 100%. Khi đăng ký khóa học bạn không biết được thầy dạy của bạn là ai, gặp phải thầy dạy ko hay, bạn cũng chả claim được. Một vấn đề nữa, học viết họ thường không phân dạng cụ thể. Ví dụ task 1: ko phân cụ thể thành dạng: bar chart, line chart, table, column, mixed…Nhiều khi học hết khóa mà vẫn chưa biết làm thể nào viết một bài task 1 IELTS hoàn chỉnh.

 

 

+ Giáo viên Việt Nam: Tùy phong cách dạy, mà có giáo viên sẽ cung cấp các tips cho bạn, sườn mẫu câu, các academic vocab cho từng chủ đề -> cứ lắp vào mà viết là ok.

 

Ưu: Học phí rẻ hơn kha khá. Tips, sườn, mẫu câu… được trình bày giải thích bằng tiếng việt nên dễ hiểu (đặc biệt với các bạn tiếng Anh chưa tốt).

 

Nhược: Lớp rất đông và phòng học không tiện nghi như các trung tâm trên (vì thường là dạy ở nhà riêng). Giáo viên nào có tiếng thì thậm chí bạn phải ngồi ghế nhựa, đứng mé mà chép bài. Ngoài ra, một số thầy cô dạy chỉ đọc cho bạn chép, không chữa bài -> học khá là boring.


Tuy nhiên, cá nhân mình thì vẫn thấy riêng Writing thì nên học giáo viên người Việt , đỡ tốn kém mất thời gian.Học giáo viên bản ngữ họ hay dạy kiểu “mua dầm thấm lâu” tốn tiền lắm. Nếu sợ đông, có thể tìm lớp ít người mà giáo viên tốt nhưng chưa có tiếng cũng ok miễn là đảm bảo. Học 1,2 khóa để lấy sườn, mẫu câu, cách làm từng dạng rồi ở nhà tự luyện thêm.

 

  1. 2.      Nên đọc tài liệu gì bổ trợ cho Writing IELTS tốt nhất ?

Search trên mạng bạn có thể thấy có rất nhiều lời khuyên như: đọc báo tiếng anh, bbc, cnn,new york times (US), the guardian (UK), đọc truyện tiếng anh, một số trang web về debates, bộ social issues ở thư viện của ACET, BC…

Kinh nghiệm của mình là: ok, mọi thứ trên đều có ích. Nhưng nếu bạn đã xác định muốn tìm nguồn đọc để có ích cho Writing IELTS nhất và nhanh nhất thì bạn cứ tìm và đọc  sample mẫu (band >= 8) cho mình. Trong các sample có mẫu câu, có vocab, ideas…đầy đủ hết. Mà bạn cũng không phải lo từ với cấu trúc có academic hay không ? Cứ thế cóp mà bê nguyên vào bài của bạn.  Đọc trên báo (new york times, guardian…) nhiều câu giọng văn là kiểu viết báo, ko hợp với Academic writing trong IELTS. Các samples mình recommend:

 

+ Trang web ielts-simon.com của simon (giám khảo ielts). Cóp hết bài mẫu của simon ra mà đọc . Simon quan điểm viết tự nhiên, dễ hiểu theo kiểu người bản xứ thay vì viết khó hiểu như Mat clark

 

+ A Solution to score 8.0

 

+ IELTS – Write Right

 

+ High-scoring Ielts Writing model answers

 

+ Sách Mat clark (không khuyến khích lắm vì từ và cấu trúc quá khó để hiểu và bắt chiếc)

 

 

3. Nên viết theo templates hay freestyle ?


Câu này mình thấy nhiều bạn cũng hay hỏi.

Thứ nhất, bạn nên lưu ý là giám khảo chỉ đánh giá cao nếu các cấu trúc, từ bạn sử dụng liên quan đến chủ đề của đề bài. Ví dụ với chủ đề “health” là một số từ như: a major cause, poor health, manual jobs, physical activity, outdoor sports. “Technology” là: the latest innovations, revolution, major advance, progress …

 

 

Nếu bạn dùng các template có các câu hoặc từ mà bài nào cũng dùng được (dù trông có vẻ academic và “nguy hiểm”) ví dụ : “One of the most controversial issues today relates to  ………In this essay, I am going to examine this question from both points of view….

 

In this essay, I will present both sides and also my own view on this subject. / Before airing my opinion, I will elaborate this controversial issue from diverse perspectives.On one side of the argument there are people who argue that the benefits of considerably outweigh its disadvantages. The main reason for believing this is that…”

 


giám khảo sẽ biết ngay bạn học thuộc và đương nhiên sẽ không đánh giá cao.

Thứ hai, viết freestyle: với những bạn band 7+ thì mình không có ý kiến gì. Tuy nhiên với các bạn trình độ thấp hơn, mình nghĩ các bạn nên đi theo một kiểu viết tránh việc mỗi hôm viết 1 kiểu (điểm viết của bạn theo đó sẽ mỗi lần một khác). Ví dụ: bài viết gồm 4 đoạn: mở bài, 2 khổ thân bài, kết luận. 1 paragraph bao giờ cũng bắt đầu bằng topic sentence. Triển khai các idea theo cấu trúc “idea-example-explain”, “ideas-Firstly,…Secondly,…, Finally,…”…

 

4.  Có người nói viết theo Simon điểm thấp hơn, Matclark điểm cao hơn hoặc ngược lại  -> Nên học viết theo phong cách thầy nào ?


Đáp: Thực ra kỳ thi ielts thực chất chỉ là kỳ kiểm tra khả năng ngoại ngữ của người học không phải bản xứ và band 9 của writing Ielts chỉ là “native speaker-like”. Với những người bản xứ được đào tạo để làm giám khảo IELTS như Mat clark hay Simon thì tất cả bài viết của họ đều xứng đáng được band 9 (hoặc hơn) cả. Vấn đề đặt ra ở đây là phong cách của ai bạn bắt chiếc thì dễ hơn ? Cá nhân mình thấy thì bắt chiếc viết như Simon dễ hơn (đi thi mình viết như Simon).

 

5.  Tại sao luyện viết rất nhiều (ngày nào cũng viết 2,3 bài) mà mãi không tiến bộ ?


Mình luôn khuyên các bạn mới học viết ielts là nên bỏ thời gian  vào việc chuẩn bị một bài viết như thế nào cho chuẩn thay vì cố gắng viết càng nhiều càng tốt. Ví dụ: một bài task 2.

+ Bạn cần tìm hiểu bài đó thuộc dạng gì: causes & solutions ? opinion hay discuss + opinion ? …

+ Bài viết thuộc chủ đề gì ? Technology, education, enviroment ??.. Bạn có những idea, từ vựng nào thuộc chủ đề này rồi ?

+ Với bài viết như vậy, mở bài bạn sẽ viết gì ? thân bài ? kết luận ?

+ Các cấu trúc bạn sẽ áp dụng trong bài: mệnh đề quan hệ, câu bị động, câu điều kiện…

+ Các cách triển khai ý: idea-example-explain” hay  “ideas – Firstly,…Secondly,…, Finally,…”

+ Các từ để kết nối các câu..

….vân vân..

Thứ hai là với Writing, bạn nên có người chữa bài cho bạn. Biết được lỗi sai ở đâu sau đó sửa bạn mới tiến bộ nhanh được. Đây cũng là lý do riêng với Writing thì mình nghĩ các bạn nên đi học 1,2 khóa cho biết nếu thấy tự học là quá khó.

-> Tóm lại, bạn không cần phải viết quá nhiều, hãy dành thời gian cho quá trình chuẩn bị và cố gắng tìm một người chữa bài cho bạn nếu được

 

6. Cách học theo văn mẫu thế nào cho hiệu quả ?


Bạn có thể rất háo hức khi down được 1 file nén chứa hàng trăm bài mẫu essay band >8.0, hoặc tìm được mấy quyển sách tuyển tập mấy trăm bài văn mẫu điểm cao và nghĩ rằng đọc hết chúng bạn sẽ điểm cao hơn. Rất tiếc là đa số các bạn đọc xong đều không thấy trình viết khá hơn chút nào. Tại sao lại thế ? Đơn giản vì sách và tài liệu bạn down được, mỗi essay được viết theo một phương pháp khác nhau bởi những người viết khác nhau. Sẽ rất khó cho bạn theo dõi và học hỏi được gì từ đó (ngoài vài từ mới).

 

Cách khắc phục: Bạn chỉ nên xem văn mẫu của một tác giả và học theo phương pháp, cách tiếp cận tác giả này áp dụng. Ví dụ bạn thích Mat Clark, hãy xem các bài văn mẫu của Mat clark và học theo cách viết đấy, các essay mẫu người khác viết chỉ học hỏi lấy từ vựng thôi. Đừng ham hố down các file nén chứa hàng nghìn bài essay về làm gì vì chúng thực sự không có ích như bạn tưởng.

 

7. Vậy tóm lại là phải học và bắt chiếc theo cách viết của một tác giả. Nhưng bắt chiếc kiểu gì ?

Đáp: Cái này không cách nào khác là bạn phải bỏ thời gian ra mà tìm hiểu từng bài tác giả đấy viết thế nào ? cách tiếp cận ra sao ? dùng các cách triển khai ý, cấu trúc gì ?.. Tất nhiên là sẽ mất thời gian và khá khó khăn cho các bạn mới bắt đầu. Trong một bài viết, mình không thể nào liệt kê ra hết được. Có lẽ sẽ cố gắng post dần dần dưới dạng video cho dễ hiểu. Hy vọng là các bạn ủng hộ ^^

 

READING

I. Reading là phần mà tips, các mẹo sẽ giúp bạn nâng điểm số khá nhiều ( ở dưới mình có trích dẫn một số link tips Reading mà mình sưu tầm trên mạng).  Tuy nhiên, để thực sự nâng trình Reading của bạn lên, bạn phải đọc tài liệu tiếng anh thật nhiều và có vốn từ vựng phong phú. Đó cũng là hướng phát triển lâu dài cho khả năng tiếng Anh của bạn chứ không phải chỉ ôn để thi IELTS xong rồi thôi. Do vậy, ở bài chia sẻ này, mình sẽ tập trung vào chia sẻ phương pháp để các bạn đọc tiếng Anh sao cho hiệu quả và có ích nhất.

 

Phương pháp mà mình muốn chia sẻ với các bạn để nâng trình phần “Reading” trong IELTS nói riêng và tiếng anh nói chung là “The Free Reading Technique”. Phương pháp này do tác giả Hung Q.pham viết trong quyển 5 steps to speak a new language.  Bạn có thể tìm đọc nếu thích. Ở bài này, mình chỉ trình bày những nội dung quan trọng nhất (mà thực ra bạn cũng chỉ cần biết thế, không cần nghiên cứu sâu hơn làm gì) và thêm một số kinh nghiệm thực tế của mình khi áp dụng phương pháp này.

 

 

Bước 1:  Tìm một nguồn tài liệu Tiếng Anh phù hợp mà bạn cảm thấy hứng thú, thích đọc

+ Các nguồn mình gợi ý bạn có thể đọc như:

 

Các trang tin online

 

Vietnament, vnexpress bản tiếng anh – Nhiều thầy, cô khuyên bạn rằng không nên đọc vì văn phong Việt Nam. Nhưng theo mình, việc đọc các trang này vẫn có ích, giúp bạn đỡ bị khớp hơn nếu thấy đọc các nguồn dưới khó quá

BBC, CNN, new york times (US), the guardian (UK)

Science

https://www.sciencedaily.com/

https://www.newscientist.com/

Kinh tế

https://hbr.org/ (vào blog)

https://www.forbes.com/

https://www.economist.com/

Công nghệ thông tin

https://www.cnet.com/

https://www.pcworld.com/

Thể thao

https://espn.go.com/

 

Các truyện tiếng Anh:

 

Bạn có thể down các ebook truyện tiếng anh về đọc trên pc, laptop, ipad, iphone, smartphone… Đừng đọc kiểu Manga tiếng Anh như Doremon, Dragonball, Bleach, Naruto… làm gì. Vì câu cú truyện tranh viết rất khác, và nói thật mình thấy đa phần các bạn xem tranh nhiều hơn là đọc chữ  .Cũng đừng tốn tiền mua sách chữ tiếng anh vì thứ nhất là đắt, thứ hai là không áp dụng được phương pháp này (mình sẽ giải thích ngay dưới đây).

Một số ebook mình recommend:

+ Oxford Bookworm Library: bộ sách tiếng anh của Oxford dùng để học từ vựng, sách được viết theo kiểu truyện (story) theo nhiều cấp độ từ dễ đến khó

down tại đây:

https://vuontoithanhcong.vn/index.php?/topic/23235-tr%E1%BB%8Dn-b%E1%BB%99-truy%E1%BB%87n-oxford-bookworm-library-h%E1%BB%8Dc-ti%E1%BA%BFng-anh/


+ Series truyện kinh dị cho trẻ con của R.L. STINE: Truyện này khá phổ biến vào năm 1994. Tại Việt Nam sêri truyện Goosebumps của Stine được dịch sang tiếng việt và nhanh chóng trở thành bộ truyện ăn khách, được sự đón nhận của đông đảo độc giả. Mỗi truyện khá ngắn, ngôn từ viết cho trẻ em nên rất đơn giản và dễ hiểu. Đọc lại hấp dẫn, lôi cuốn, thích hợp để đọc một mình trong đêm tối cô đơn :))


Xem preview tại đây:

https://vnsharing.net/forum/showthread.php?t=384462

Down tại đây:

https://kickass.to/62-goosebumps-mobi-by-r-l-stine-t7712319.html

+ Harry potter, các truyện khác…(truyện nào cũng được, nhưng tốt nhất đừng dài quá và thích hợp với trình độ của bạn)

 

 

Bước 2:   Đọc và…thư giãn

 


Lưu ý: Trước khi bắt đầu bước 2: bạn hãy tìm một từ điển Anh việt có chức năng Click & see (từ điển Lạc việt, Lingoes, các từ điển online như: tratu.soha.vn, vdict.com…). Chức năng click & see: nghĩa là gặp từ mới bạn chỉ cần chỉ chuột vào đấy (nhấn kèm phím alt hoặc ctrl) là nghĩa tiếng việt của từ đó sẽ hiện ra.

Đọc báo online hay đọc ebook bạn đều có thể dùng chức năng click & see này.

 

Khi đọc, bạn:

+ Đừng  cố gắng take note bất kỳ cấu trúc, từ vựng khó hoặc mới nào…

+ Đừng ép bản thân phải nhớ bất kỳ từ mới nào

+ Không cần gạch chân, hay note vàng gì đó, không cần thiết

+ Không cần cố gắng đoán nghĩa của từ dựa vào ngữ cảnh làm gì

Bạn chỉ cần đọc và…thư giãn, enjoy nội dung truyện, bài báo. Từ mới nào không hiểu thì dùng từ điển tra, tra bao nhiêu lần tùy bạn. Khi đọc, có thể bạn sẽ gặp các câu dù bạn có tra từ điển cũng không hiểu. Không sao, đơn giản là bỏ qua câu đấy đi, đọc tiếp. Lúc đầu có thể mất rất nhiều thời gian bạn mới đọc xong một quyển sách. Nhưng đến lần 2,3 bạn sẽ thấy bạn đọc rất nhanh. Thậm chí nhanh gấp đôi lúc đọc quyển 1.

 

Tại sao phương pháp này lại có tác dụng ?

Đọc theo phương pháp này, sau khi đọc xong một vài chương của quyển sách. bạn sẽ thấy có nhiều từ mới bạn gặp đi gặp lại nhiều lần. Và mỗi lần tra nghĩa là một lần bạn nhớ nghĩa của từ vựng đó. Ngoài ra, việc gặp từ mới đó trong các đoạn văn khác nhau, các ngữ cảnh khác nhau sẽ giúp bạn hiểu rõ cả cách sử dụng chúng. Bạn học từ mới theo một cách hoàn toàn tự nhiên và dễ chịu.

Còn đối với các từ, bạn chỉ gặp một, hai lần trong cả chương truyện. Ok, vậy đó không phải là các từ “common words”. Bạn không cần phải nhớ chúng làm gì.

Đối với các từ tra từ điển không thấy nghĩa, bạn có thể vào các trang sau để tra:

www.wordreference.com

https://www.thefreedictionary.com/

englishclub.com

hoặc lên diễn đàn trong nước hoặc nước ngoài hỏi nghĩa của từ đó.

Thứ ba, đọc theo cách này sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu, thoải mái. Mình biết là nhiều bạn đọc truyện mà chốc chốc lại note vàng, gạch chân, chép vào sổ từ từ mới, ghi flashcard…sẽ chẳng thấy cuốn truyện thú vị gì nữa. Đọc 1, 2 trang bạn sẽ nhanh chóng mệt mỏi và vứt cả truyện lẫn sổ từ của bạn ra 1 góc. Bạn không việc gì phải gồng mình học theo cách đó, cứ để từ mới vào đầu bạn một cách nhẹ nhàng, tự động thôi.

 

 

Lưu ý:

Nếu bạn dùng android hoặc iphone, ipad, hoặc các máy tỉnh bảng android. Bạn có thể search app Moon+reader:

https://play.google.com/store/apps/details?id=com.flyersoft.moonreaderp&hl=vi

Phần mềm đọc sách cực tốt, hỗ trợ các loại từ điển. Bạn cài thêm Bluedict và down thêm dữ liệu dictionary của các bộ từ điển như: Lạc việt, oxford, cambridge vào…Chúng sẽ giúp bạn đọc và tra từ điển theo cách Click&see như mình nói phía trên.

Xem thêm tại đây:

https://www.tinhte.vn/threads/mot-so-phan-mem-tu-dien-hay-cho-android.1400248/

 

II. Tips làm reading của mình thì cũng không có gì đặc biệt mà cũng giống các tips bạn đã biết trên mạng. Mình xin được trích tips làm Reading của thầy Simon (sưu tầm bởi bạn Trần Quang Thắng) ra đây để mọi người theo dõi cho dễ:

 

Các technique:

https://ielts-simon.com/ielts-help-and-english-pr/2013/05/ielts-reading-techniques.html

Advice về cách làm bài Reading:

https://ielts-simon.com/ielts-help-and-english-pr/2013/01/ielts-reading-my-advice.html

 

Suggest các cách luyện tập:

https://ielts-simon.com/ielts-help-and-english-pr/2013/01/ielts-reading-some-suggestions.html

Cách quản lý thời gian:

https://ielts-simon.com/ielts-help-and-english-pr/2013/07/ielts-reading-time.html

Dạng bài match headings:

https://ielts-simon.com/ielts-help-and-english-pr/2012/05/ielts-reading-paragraph-headings.html

 

Dạng bài “which paragraph contains…”:

https://ielts-simon.com/ielts-help-and-english-pr/2013/06/ielts-reading-which-paragraph-contains.html

 

False/Not Given:

https://ielts-simon.com/ielts-help-and-english-pr/2013/11/ielts-reading-false-or-not-given.html

 

Dạng multiple choice:

https://ielts-simon.com/ielts-help-and-english-pr/2011/06/ielts-reading-multiple-choice.html

 

Dạng nối tên người:

https://ielts-simon.com/ielts-help-and-english-pr/2011/12/ielts-reading-match-the-names.html

 

Written by Nguyen Ngoc Bach

P/S:

Rất cám ơn các bạn đã mail và nhắn mess facebook liên lạc với mình. Bản thân mình cũng không nghĩ là nhiều bạn quan tâm và hỏi đến thế nên dù cố cũng không reply hết các câu hỏi được, mong các bạn thông cảm nếu chưa được reply.

Các bạn chưa đọc part 1 của mình có thể vào đây để đọc:

www.facebook.com/tuhocIelts8.0

Page này mình lập để chia sẻ tất cả các bài viết, tài liệu mình học và các video hướng dẫn Writing của mình trong đợt tới (sẽ cố gắng 1,2 tuần ra 1 video nếu được). Các bạn có thể like và đặt câu hỏi trong page. Mình sẽ vào và trả lời câu hỏi của các bạn khi có thời gian

Theo Nguyen Ngoc Phach

GỬI CÂU HỎI CHO CHÚNG TÔI

HnhMwV

NGÀY GIỜ VĂN PHÒNG NƯỚC TRƯỜNG ĐĂNG KÝ
21/11/2024 14:00 Đà ... Mỹ Oregon State University
Đăng ký
19/11/2024 14:30 HCM Canada Sault College
Đăng ký
28/11/2024 09:00 HCM Philippines Smeag
Đăng ký
26/11/2024 10:30 Đà ... Philippines Smeag
Đăng ký
14/11/2024 16:00 HCM Mỹ Westcliff University
Đăng ký
25/11/2024 14:00 HCM Mỹ Thomas Jefferson University
Đăng ký
14/11/2024 13:30 HCM Úc Ozford College
Đăng ký
13/11/2024 15:30 HCM Canada Conestoga College
Đăng ký
13/11/2024 10:00 Đà ... Canada Toronto Metropolitan University
Đăng ký
12/11/2024 09:00 HCM Canada Niagara College
Đăng ký
11/11/2024 15:00 HCM Mỹ Texas State University
Đăng ký
07/11/2024 09:30 HCM Canada Vancouver Island University
Đăng ký
21/11/2024 10:00 Đà ... Mỹ Into Us
Đăng ký
14/11/2024 10:30 Đà ... Canada University Of New Brunswick
Đăng ký
05/11/2024 09:00 HCM Canada Macewan University
Đăng ký
02/11/2024 09:00 Bà Rịa Singapore Kaplan Singapore
Đăng ký
06/11/2024 10:00 HCM Mỹ Hofstra University
Đăng ký
01/11/2024 09:00 HCM Mỹ Oregon State University
Đăng ký
29/10/2024 09:30 HCM Singapore Psb Academy
Đăng ký
22/10/2024 16:00 Đà ... Úc Navitas Úc
Đăng ký
xem thêm
Xem thêm
Xem thêm